Những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2020, ngư dân các khu vực Nam Trung Bộ đứng ngồi không yên trước thông tin về cơn bão số 9. Với những bè hải sản, tôm hùm lên tới cả tỉ đồng, bà con ra sức gia cố để giữ lại những tài sản không hề nhỏ. Mỗi lần bão về, các hộ nuôi trồng hải sản lại chỉ biết trông chờ vào vận may. Thay đổi cách làm, đi theo định hướng của tỉnh trong việc ứng dụng đúng vật liệu, đúng công nghệ làm lồng nuôi, sử dụng lồng nhựa HDPE, các ngư dân liệu có giải quyết được nỗi ám ảnh mất trắng sau bão?
Nội dung
1. Nỗi ám ảnh mất trắng cả tỉ đồng sau bão
2. Định hướng mô hình nuôi biển thích ứng biến đổi khí hậu
3. Lồng nuôi biển chống bão từ vật liệu nhựa HDPE đặc chủng
4. Phương án hỗ trợ bà con tiếp cận lồng nuôi biển HDPE chống bão
-
Nỗi ám ảnh mất trắng cả tỉ đồng sau bão
Những ngày cuối tháng 10/2020, các hộ nuôi trồng hải sản tại Sông Cầu, Phú Yên phải loay hoay, ra sức gia cố, chằng neo lại các lồng nuôi tôm. Người vặn thêm ốc vít, người chằng thêm dây, người khoan lỗ… Bởi thông tin cơn bão số 9 sắp đổ bộ, người dân tại đây đứng ngồi không yên, sống chung với nỗi ám ảnh mất trắng những lồng nuôi tôm hùm lên tới cả tỉ đồng. Với khoảng 45.000 lồng nuôi hải sản, vịnh Xuân Đài ước tính có thể thiệt hại lên tới cả 1.000 tỉ đồng.
Tháng 11 năm 2017, hơn 10.000 lồng nuôi tôm hùm ở vịnh Xuân Đài đã bị thiệt hại nặng nề sau cơn bão số 12. Khi tâm bão quét qua các vùng nuôi trồng hải sản trọng điểm mang theo sóng lớn, gió mạnh đã khiến cho toàn bộ các lồng gỗ truyền thống và hải sản trôi theo. Các ngư dân phải đối mặt với việc mất sạch cả vốn lẫn lời theo dòng nước. Nhẹ thì mất vài ba trăm triệu, nặng thì lên tới vài tỉ đồng bao gồm cả các khoản vay cho đầu tư sản xuất và mua con giống.
Chủ nuôi tôm hùm, hải sản khóc ròng sau bão Damrey năm 2017
Gượng dậy sau những con bão như thế đối với bà con thực sự gặp nhiều khó khăn. Thiếu vốn, khan hiếm con giống, nguyên vật liệu và nhân công tăng… khó khăn chồng chất khó khăn. Nặng nề nhất là bà con luôn bị ám ảnh mỗi khi có thông tin bão về. Đứng ngồi không yên, canh cánh bám trụ ở lồng nuôi để gia cố thêm tài sản trước bão, dễ gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
-
Định hướng mô hình nuôi biển thích ứng biến đổi khí hậu
Đứng trước những thiệt hại quá lớn về người và tài sản sau những cơn bão biển, nhiều hộ nuôi trồng hải sản trên cả nước đã tìm kiếm những mô hình nuôi biển chống bão. Tại những tỉnh như Khánh Hòa, Phú Yên, đã có những chủ đầu tư đã tìm đến các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng được với biến đổi khí hậu đến từ vật liệu nhựa HDPE đặc chủng.
Thay vì các loại lồng gỗ, phao nhựa truyền thống, dễ bị cuốn trôi khi bão lớn, ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa đưa ra định hướng ứng dụng công nghệ với vật liệu làm lồng nuôi biển bằng nhựa HDPE theo kỹ thuật tiên tiến của Na Uy. Đặc biệt, sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa đưa ra đề xuất giúp bà con nắm bắt được các mô hình nuôi tôm hùm và hải sản bằng lồng nhựa HDPE.
Lồng nhựa HDPE với công nghệ Na Uy đang là hướng đi đúng đắn cho nghề nuôi biển Việt Nam.
Chưa được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, nhưng từ lâu, lồng nhựa HDPE đã được các nước tiên tiến áp dụng trong nuôi biển, đặc biệt là nuôi biển xa bờ. Tại các tỉnh ven biển, việc các lồng nuôi hải sản sẽ dần được đưa ra các khu vực biển xa bờ đang là xu hướng do quy hoạch kết hợp cùng ngành du lịch. Các nhà đầu tư, cùng các hộ dân gắn bó với nghề nuôi biển cần học hỏi các mô hình hiện đại nhất trên thế giới hiện nay để đầu tư vào đúng công nghệ, đúng vật liệu kịp thời thích ứng với biến đổi khí hậu.
-
Lồng nuôi biển chống bão từ vật liệu nhựa HDPE đặc chủng
Tại Na Uy và 1 số nước châu Âu lân cận, các lồng nhựa HDPE với hình tròn và hình vuông đang là sự lựa chọn số 1 cho nuôi biển. Theo các nghiên cứu từ Hiệp hội nuôi biển, hệ thống lồng nhựa HDPE có khả năng chịu được bão cấp 12 với khả năng đánh chìm lồng. Với chất liệu nhựa siêu bền, lưới và dây giềng của lồng có tuổi thọ lên tới 10 năm.
Hiện nay trên Thế giới và tại Việt Nam, lồng nhựa HDPE có hình dạng phổ biến là lồng vuông hoặc lồng tròn với các kích thước khác nhau. Mỗi loại lồng sẽ phù hợp với một số loại hải sản khác nhau. Được sản xuất từ nhựa HDPE đặc chủng, lồng HDPE tròn thường có đường kính từ 10m, 12m, cho đến 20m. Tương đương với đường kính này, sâu lưới của lồng sẽ là 5 – 6m, 7 – 8m, cho đến 8 – 10m. Thể tích của lồng nhựa HDPE cũng tương ứng từ 500m3 cho tới 3.000m3. Bên cạnh đó, lồng vuông thường có kích thước là 5x5m, 7x7m, … với thể tích lồng từ 125m3.
Mô hình lồng tròn từ ống và phụ kiện nhựa HDPE SuperPlas được tỉnh Quảng Ninh cấp QCĐP 08.
Áp dụng từ công nghệ neo lồng tiên tiến của Na Uy, những lồng tròn – lồng vuông HDPE này có hệ thống neo lồng vô cùng kiên cố, giúp giảm tác động từ sóng gió mạnh. Khi có tác động mạnh từ bên ngoài, sóng gió sẽ bị hấp thụ qua hệ thống phao chịu lực hoàn toàn độc lập. Trong khi đó, hệ thống lồng sẽ được điều chỉnh lên xuống tự động hóa nhờ vào hệ thống neo nên không bị ảnh hưởng, không bị cuốn trôi và phá vỡ.
Bên cạnh công nghệ hiện đại, chất liệu nhựa HDPE để tạo ra những lồng nuôi biển siêu chất lượng này cũng có nhiều ưu điểm lớn như: độ bền vài chục năm, tính mềm dẻo. Điều này giúp cho khung lồng nhựa HDPE luôn vững chắc và dễ dàng phù hợp với địa hình biển xa bờ. Túi lưới nhựa HDPE cũng có độ bền rất cao, chống lại những lão hóa và ăn mòn do ngoại cảnh, môi trường.
-
Phương án hỗ trợ bà con tiếp cận lồng nuôi biển HDPE chống bão
Với những ưu điểm vượt trội và đáp ứng 100% những nhu cầu nuôi biển cho bà con, nhưng lồng nhựa HDPE lại có giá thành không hề rẻ so với các loại lồng nuôi truyền thống. Hiện Chi cục thủy sản các tỉnh và 1 số doanh nghiệp tiên phong trong nước đang đưa ra các phương án giúp giảm giá thành lồng và hỗ trợ bà con trong phương thức thanh toán. Với mục tiêu hàng đầu là giúp cho bà con có thể tiếp cận và đưa lồng nhựa HDPE vào sử dụng nuôi trồng hải sản.
Công ty Cổ phần Nhựa Super Trường Phát được biết đến là 1 trong các doanh nghiệp tiên phong tại Việt Nam đã trực tiếp làm việc với các tỉnh để đưa ra giải pháp cho bà con nuôi biển. Super Trường Phát cam kết đưa ra các gói giải pháp trả góp để bà con có thể sở hữu những bộ lồng nhựa HDPE tiên tiến, đưa vào nuôi trồng hải sản ngay cả các khu vực xa bờ.
Ông Đỗ Đình Minh – Chi cục trưởng chi cục thủy sản tỉnh Quảng Ninh tham quan lồng cá HDPE
được mô hình hóa từ ống nhựa HDPE SuperPlas đặc chủng cho nuôi biển.
Nhựa Super Trường Phát là doanh nghiệp đã có gần 10 năm sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ nhựa HDPE như ống nhựa HDPE, phụ kiện nhựa HDPE, phao nổi HDPE, ống và phụ kiện HDPE làm lồng nuôi biển, lưới HDPE… Được trọn lòng tin từ các đối tác lớn trong và ngoài nước, Nhựa Super Trường Phát luôn mang tới thị trường những sản phẩm chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, mang lại nhiều giá trị cho xã hội.